Máy Đo PH Đất-Độ Màu Mỡ Của Đất

Danh mục: Máy Đo Độ Ẩm-PH Đất
Mã sản phẩm :
Model : G340
Hãng sản xuất :
Giá : 650.000VND
  • Điện thoại tư vấn và đặt hàng

Dụng cụ đo 2 trong 1. Đo PH đất và độ phì nhiêu của đất Dr Plant

Đặc điểm kỹ thuật:

Sản phẩm được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong đất. 

Đọc nhanh pH: 1 - 9

Vạch chia: 1 pH

Thang đo độ màu mỡ của đất : thấp – Trung Bình – Cao

Thiết bị hoạt động không cần pin.

Các chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất
- Đất có độ xốp cao: >50% thể tích là kẽ hở, để chứa đủ nước và không khí cho nhu cầu của rễ cây và sinh vật đất phát triển.
- Giàu các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng.
- Giàu chất hữu cơ (>5%) để: Cung cấp thức ăn cho cây và cho sinh vật đất. Tạo độ xốp cho đất. Tăng tính đệm của đất (tính đệm là khả năng giảm chua, giảm kiềm, giảm độ độc của đất). Tăng tính hấp thu của đất, để giảm rửa trôi, bay hơi mất dinh dưỡng.
- Khả năng trao đổi ion (CEC) cao để giữ gìn dinh dưỡng và tiết dần cho cây hấp thu.
- Giàu vi sinh vật (VSV) có ích, gồm VSV tạo dinh dưỡng và VSV đối kháng (với VSV gây bệnh cây).

     Trong 5 chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 3 Giàu chất hữu cơ là quan trọng và quyết định nhất cho độ phì nhiêu của đất, vì chất hữu cơ tạo nên phần lớn các chỉ tiêu khác nêu trên. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, đất có nhiều chất hữu cơ thì sinh vật đất phát triển phong phú, nhất là giun đất, các VSV khoáng hóa (phân hủy) chất hữu cơ, VSV phân giải lân và VSV cố định đạm. 

- Đất không bón gì thì VSV tổng số (gồm vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tảo và nguyên sinh vật động vật) có 510 triệu con/gam đất.
- Đất bón phân chuồng có 930 triệu con/gam đất;
- Đất bón phân sinh hóa hữu cơ KOMIX có 878 triệu con/gam đất.
- Đất bón phân NPK (hóa học) chỉ có 420 triệu con/gam đất.

     Bốn số liệu trên cho thấy, trong đất bón phân chuồng và phân sinh hóa hữu cơ Komix có nhiều chất hữu cơ nên lượng VSV nhiều gấp 2 lần đất bón phân hóa học. Nhiều kết quả nghiên cứu cũng khẳng định độ che phủ của thảm thực vật càng cao (đồng nghĩa với hàm lượng hữu cơ trong đất càng lớn) thì tổng số VSV trong đất càng nhiều, trong đó đáng mừng là đại bộ phận VSV có ích sống hoại sinh trong đất, còn lại VSV có hại sống ký sinh gây bệnh cho cây là rất ít.

Chi tiết

Cách sử dụng máy đo PH đất, đo độ phì nhiêu của đất

– Bỏ đi 2 inches đất bề mặt trên cùng. Làm tơi và đều phần đất phía dưới khoảng 5 inches.

– Tưới nhẹ phần đất vừa làm tơi với lượng nước vừa phải (tốt nhất là nước mưa hoặc nước sạch). Lượng nước đủ để làm phần đất cần đo chuyển thành dạng sệt như bùn.

– Lau sạch thanh đo trên máy với khăn sạch hoặc khăn giấy.

– Cắm máy xuống phần đất đã chuẩn bị (sâu khoảng 1 inch), sau đó chờ từ 10-15 giây để cho kết quả được ổn định.

– Ghi nhận kết quả, rút máy lên và làm sạch các thanh đo của máy đo độ PH Đất

 

Chỉ tiêu đo độ màu mỡ của đất

 

 

Quá ít

Vừa phải

Quá nhiều

Ni-tơ

50ppm

50-200ppm

Trên 200ppm

Phốt pho

4ppm

4-14 ppm

Trên 14ppm

Kali

50ppm

50-200ppm

Trên 200pm

 

 

Bảng thống kê khoảng pH phù hợp cho từng loại cây trồng:

 

Cây trồng

pH thích hợp

Cây trồng

pH thích hợp

Bắp (Ngô)

5.7 – 7.5

Trà

5.0 – 6.0

Họ bầu bí

5.5 – 6.8

Hồ tiêu

5.5 – 7.0

Bông cải xanh

6.0 – 6.5

Thuốc lá

5.5 – 6.5

Cà chua

6.0 – 7.0

Thanh long

5.0 – 7.0

Cà phê

6.0 – 6.5

Súp lơ

5.5 – 7.0

Cà rốt

5.5 – 7.0

Ớt

6.0 – 7.5

Cà tím

6.0 – 7.0

Nho

6.0 – 7.5

Cải bắp

6.5 – 7.0

Mía

5.0 – 8.0

Củ cải

5.8 – 6.8

Mai vàng

6.5 – 7.0

Cải thảo

6.5 – 7.0

Lúa

5.5 – 6.5

Cam quýt

5.5 -6.0

Lily

6.0 – 8.0

Cao su

5.0 – 6.8

Khoai tây

5.0 – 6.0

Cát tường

5.5 – 7.5

Khoai lang

5.5 – 6.8

Cẩm chướng

6.0 – 6.8

Hoa lan

6.5 – 7.0

Cẩm tú cầu

4.5 – 8.0

Hoa hồng

5.9 – 7.0

Đậu đỗ (đỗ tương)

6.0-7.0

Cúc nhật

6.0 – 8.0

Đậu phộng

5.3 – 6.6

Hành tỏi

6.0 – 7.0

Dâu tây

5.5 – 6.8

Gừng

6.0 – 6.5

Đậu tương

5.5 – 7.0

Dưa leo

6.0 – 7.0

Đồng tiền

6.5 – 7.0

Rau gia vị

5.5 – 7.0

Dưa hấu

5.5 – 6.5

Khoai mì (sắn)

6.0 – 7.0

Xà lách

6.0 – 7.0

Cây bơ

5.0 – 6.0

Bông

5.0 -7.0

Dưa chuột

6.5-7.0

Cây chè

4.5-5.5

Chuối

6.0-6.5

Hành tây

6.4-7.9

 

 

Cà chua

6.3-6.7

 

 

 

pH có thể biểu thị cho một số thành phần dinh dưỡng và vi lượng của đất:

- pH < 5.0: Al, Fe, và Mn trở nên dễ hoà tan và có thể gây độc cho cây. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Ca và Mo.

- pH < 5.5: xuất hiện dấu hiệu thiếu Mo, Zn, và S.

- pH > 7.5: Xuất hiện ngộ độc do Al, Zn, và Fe.

- pH > 8.0: Có sự tạo thành các calcium phosphate mà cây không hấp thu được.

- pH > 8.5: lượng Na trên mức bình thường. Ngộ độc muối. Xuất hiện dấu hiệu thiếu Zn và Fe.

Nếu kết quả cho ra là quá ít: Tưới cho cây các loại phân, chất dinh dưỡng hòa tan (tùy từng loại cây trồng mà tưới các loại phân khác nhau sao cho thích hợp). Tưới trong 3 tuần sau khi trồng và tưới mỗi tháng, thực hiện kèm mỗi khi bạn tưới cây.

– Nếu kết quả cho ra là vừa phải: Tưới phân, chất dinh dưỡng hòa tan một lần một tháng (tùy từng loại cây trồng mà tưới các loại khác nhau sao cho thích hợp)

– Nếu kết quả cho ra là quá nhiều: Tưới thêm nước vào cho các chất dinh dưỡng thừa chảy ra ngoài theo nước (cho cây trồng trong nhà kính). Thay đất mới (cho cây trồng trong chậu). Không được tưới thêm các chất dinh dưỡng khác, tuy nhiên có thể thêm vào các loại sản phẩm sinh học như lá cây khô, phân bón…

zalo